Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Khai trương sân bóng đá mini Bộ chỉ huy quân sự Đồng Nai


Chiều 15-8, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tổ chức lễ cắt băng khánh thành và đưa vào hoạt động công trình sân bóng đá mini Tỉnh đội tại khuôn viên Trường quân sự tỉnh.

Khai trương sân bóng đá mini Bộ chỉ huy quân sự Đồng Nai

 Công trình có diện tích 4.200m2 với diện tích của sân là 3.200m2, bao gồm: 1 sân bóng 7 người, 1 sân 5 người, mặt sân cỏ nhân tạo theo tiêu chuẩn của Italy, đèn chiếu sáng, lưới rào bảo vệ… và công trình phụ 1 ngàn m2 gồm: nhà để xe, căn-tin, nhà vệ sinh… với kinh phí xây dựng hơn 2 tỷ đồng được huy động từ nguồn xã hội hóa.
 
Sân bóng đi vào hoạt động góp phần tạo nên hệ thống khu luyện tập thể thao của Bộ chỉ huy quân sự  tỉnh bao gồm các CLB: võ thuật, cầu lông, bóng đá… phục vụ cho rèn luyện TDTT, nhằm nâng cao sức khỏe bộ đội và đời sống tinh thần cho lực lượng vũ trang tỉnh.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Chiến thuật đá bóng sân 7 người

Sân bóng đá mini 7 người đòi hỏi sự kết dính các vị trí trên sân với nhau, công cùng công, thủ cùng thủ. Việc phân chia đội hình theo chiến thuật nhằm mục đích giúp từng người xác định rõ công việc mình phải làm, tránh dẫm chân lên nhau mà thôi.

1. Sơ đồ 2-3-1

Cầu thủ hay nhất sẽ đá vị trí tiền vệ trung tâm. Khi phòng thủ anh ta sẽ lùi về giữa 2 hậu vệ và trở thành trung vệ, anh ta sẽ đánh chặn các đợt tấn công ở khu vực trung tâm và phải chống bóng bổng tốt. Khi tấn công, anh ta là người giữ nhịp cho toàn đội, phân phối bóng cho 2 tiền vệ cánh, hoặc trực tiếp tấn công.

- Trung phong: khác với bóng đá 11 người, ở đây trung phong còn phải kiêm nhiệm vụ đánh chặn từ xa (tương tự như tiền vệ phòng ngự), chứ không phải là 1 tiền đạo cắm thực thụ. Khi phòng thủ, trung phong lùi về vị trí của tiền vệ trung tâm (lúc này đã lùi về trung vệ), và đánh chặn các đợt tấn công ngay trung tâm, nhiệm vụ chủ yếu là bắt đội bạn phải chuyền bóng sang 2 cánh, chứ không phải là cướp bóng bằng mọi giá. Khi tấn công, (trung phong phải to con nha), biết cách tì đè người, đễ nhận bóng và vỗ lại cho tiền vệ trung tâm hoặc chuyền sang 2 cánh.Khả năng không chiến cần phải tập cho tốt để nhận bóng từ 2 tiền vệ cánh tạt vào.Nhưng quan trọng vẫn là tì đè và chạy chỗ thu hút hậu vệ.
Sơ đồ chiến thuật đá bóng sân 7 người

- 2 tiền vệ cánh: cần chọn những người có tốc độ cao, có sức bền tốt. Chủ yếu tập dốc bóng từ 2 cánh, khả năng chuyền bóng phải tốt, có 3 hướng chuyền chính:

+ Phát bóng trực tiếp lên cánh cho trung phong kéo dãn hậu vệ ra cánh.

+ Chuyền bóng xéo vào giữa cho tiền vệ trung tâm xử lý..

+ Dẫn bóng xâm nhập và tạt vào chính diện cho trung phong xử lý, chuyền sệt hoặc chuyền bổng đánh đầu. Nếu tập tốt tiền vệ cánh còn có thể lừa bóng đột nhập thẳng vào trung tâm. Một số đội bóng có tiền vệ cánh tốt thường có nhiều đột biến. Hãy tập trung cho vị trí này.

- 2 hậu vệ: Chỉ cần chọn những người khỏe, đeo bám tốt vào vai trò hậu vệ, phá bóng ngay khi có cơ hội, tránh việc chuyền lòng vòng gây nguy hiểm.

Ưu điểm của chiến thuật :

- Thứ nhất: Hàng tiền vệ có 3 người, trong đó cầu thủ trung tâm đá phòng ngự. 2 tiền vệ còn lại tấn công 2 cánh. 1 tiền đạo cắm. Với cách bố trí này: nhiệm vụ dốc cánh sẽ do 2 tiền vệ đảm nhiệm, 2 hậu vệ cánh không mất sức dốc biên nhiều nên đảm bảo thể lực hơn rất nhiều. Với thể lực 2 hậu vệ cánh luôn sung mãn, được đánh chặn từ xa bởi tiền vệ phòng ngự nên phòng thủ tốt hơn việc giao hậu vệ dốc biên rồi đuối không về được.

- Thứ 2: Hàng tiền vệ 3 người trong đó có 1 thủ lĩnh ở giữa, khiến việc phân phối bóng và giữ nhịp trận đấu tốt. Tiền vệ cánh, với vị trí xuất phát gần giữa sân nên tốc độ tấn công nhanh, quãng đường để tiền vệ đi cũng ngắn hơn nếu để cho hậu vệ, vì thế đỡ mệt hơn rất nhiều. Hơn nữa tiền vệ dốc cánh luôn có hậu vệ cánh bọc lót ở dưới nên yên tâm hơn khi lỡ may mất bóng. Không như hậu vệ cánh mà mất bóng thì nguy hiểm vô cùng. Rõ ràng là các cầu thủ đỡ mệt hơn với sơ đồ này (do hậu vệ và tiền vệ chỉ chạy nửa sân và bọc lót cho nhau), phòng thủ an toàn hơn và tấn công nhanh hơn.

- Thứ 3: Tấn công sẽ có 4 cầu thủ tham gia tấn công. Từ tiền vệ trung tâm có thể xẻ biên cho tiền vệ cánh rất dễ dàng do tiền vệ cánh luôn thường trực 2 bên. Hơn nữa do có tới 4 cầu thủ tham gia tấn công, phân công rõ ràng các cánh nên đội hình rất ổn định và phối hợp với nhau dễ dàng hơn. Sơ đồ này phân công rất rõ ai tấn công cánh trái, ai tấn công cánh phải, ai tấn công ở giữa.

Nhược điểm chính:

- Sơ đồ này đòi hỏi 1 nền tảng thể lực cực kỳ tốt của các cầu thủ, dù được bố trí đá theo vị trí, nhưng phải liên tục công thủ, đặc biệt là hàng tiền vệ. Vì vậy phải cho tập thể lực nhiều vào.

- Cầu thủ tiền vệ trung tâm là linh hồn của đội, nếu anh ta đá dở thì coi như mất luôn khu trung tâm và dễ dàng cho đối thủ vỗ bóng khu trung tâm. Gánh nặng đặt lên vai anh ta là rất lớn.

- Hậu vệ phải đeo bám tốt, tuyệt đối không để bị qua người, nếu không là chết chắc vì vị trí trung tâm khó mà theo kịp do chỉ có 1 người và phải công thủ liên tục... Trước mắt là thế vì các bạn khó mà di chuyển để thay đổi chiến thuật công - phòng như các đội chuyên nghiệp. Nên đá cố định như vậy hay hơn.

2.  Sơ đồ  3-2-1

Sơ đồ chiến thuật đá bóng sân 7 người
- Đội hình cơ bản

- Coi trọng tính an toàn và là mô hình thiên về thủ nhưng vẫn đầy sự bủng nổ.

- Được áp dụng khi cầu thủ tiền vệ trung tâm thu hồi bóng ko thật sự xuất sắc mà chỉ chuyên về phát động tấn công hoặc ngược lại trụ tốt nhưng phát động không tốt. Khi đó cần có thêm 1 cầu thủ nữa lùi về hỗ trợ, khi đó cầu thủ tiền đạo cần có khả năng xoay sở tốt hoặc làm tường tốt cho hàng tiền vệ băng lên.

3. Đội hình 3-1-2

- Được áp dụng khi cầu thủ tiền vệ trung tâm đá tốt cả vai trò hỗ trợ phòng ngự và phát động tấn công. Khi đó có 2 tiền đạo, 1 tiền đạo chạy hút hậu vệ đội bạn hoặc làm tường cho tiền đạo còn lại. Cả 2 đội hình này có 1 yêu cầu căn bản là 2 hậu vệ cánh phải lên xuống liên tục ---> cần dai sức hậu vệ thòng phải cơ động và biết chỉ huy, gọi người vễ hỗ trợ nhưng ko nên kéo hậu vệ biên về quá sâu sẽ rất khó đá và làm hở sườn giữa tiền vệ trung tâm và hậu vệ cánh đó bị kéo về sâu.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Bình Định tổ chức giải bóng đá đường phố

Theo kế hoạch, ngày 12.10 tới, giải bóng đá Tiger Street Football 2013 sẽ được tổ chức tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh. Đây là lần đầu tiên một giải bóng đá đường phố (street football) được tổ chức tại Bình Định, hứa hẹn mang lại nhiều hấp dẫn.

Bóng đá đường phố không phải là môn thể thao xa lạ đối với giới trẻ yêu thích bóng đá. Giải bóng đá Tiger Street Football cũng đã từng được tổ chức ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên những người yêu môn bóng đá ở Bình Định được thử sức với kiểu thi đấu này.

Sự độc đáo của môn bóng đá đường phố nằm ở sân và luật thi đấu. Sân thi đấu của bóng đá đường phố không có đường biên. Ban tổ chức dùng lưới (thường là lưới sắt B40) rào xung quanh hoặc dùng pano quảng cáo ngăn lại, với diện tích 20x10m. Bóng đá đường phố sử dụng loại bóng nhỏ, có độ nẩy ít của môn futsal. Trong một trận đấu, mỗi đội chỉ được phép đăng ký 7 cầu thủ, trong đó có 5 cầu thủ đá chính và 2 cầu thủ dự bị. Việc thay cầu thủ chỉ được tiến hành sau khi kết thúc hiệp 1. Mỗi hiệp diễn ra trong 6 phút, giải lao 2 phút. 

Bình Định tổ chức giải bóng đá đường phố

Điểm độc đáo nhất ở bóng đá đường phố là kiểu thi đấu luân lưu theo luật “bàn thắng vàng”. Nếu hai đội có kết quả hòa trong thời gian thi đấu chính thức thì sẽ bước vào thi đấu luân lưu. Khi đá luân lưu, bóng không đặt ở chấm 11m mà hai đội thi đấu theo kiểu “rút củi dưới đáy nồi”. Nghĩa là, cứ sau 1 phút thi đấu, mỗi đội sẽ phải rút ra 1 cầu thủ, cứ như thế cho đến khi đội nào ghi được bàn thắng thì bàn thắng đó được tính là “bàn thắng vàng” và trận đấu sẽ kết thúc. Ngoài ra, bóng đá đường phố còn có một quy định khá lạ là chỉ có thủ môn mới được phép đứng trong khu vực cấm địa, bất cứ cầu thủ nào của cùng đội mà bước vào vùng cấm địa này thì trọng tài sẽ cho đối phương được hưởng quả đá phạt đền.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, tính đến thời điểm này, đã có gần 20 CLB bóng đá trong tỉnh đăng ký tham gia giải đấu. Ông Đinh Khắc Diện, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, Trưởng Ban tổ chức giải, cho biết: “Những năm qua, phong trào bóng đá tỉnh nhà phát triển mạnh, rất cần thêm sân chơi để các cầu thủ bóng đá phong trào thi thố tài năng. Bên cạnh đó, cách thức thi đấu của bóng đá đường phố rất thích hợp với bóng đá phong trào, dễ chơi và không cần nhiều cầu thủ. Các cơ quan, đơn vị, CLB có 7-10 cầu thủ là tham gia. Vì thế, chúng tôi quyết định phối hợp với nhà tài trợ bia Tiger tổ chức giải đấu này ở Bình Định”.

Trong khi đó, nhiều “ông bầu bóng đá phong trào” và cầu thủ cũng tỏ ra háo hức trước giải đấu này. Anh Nguyễn Văn Tuấn, “ông bầu” của CLB bóng đá Tín Nghĩa, cho biết: “Khi Sở VH-TT&DL thông báo về giải đấu này, chúng tôi đăng ký tham gia ngay, để được thử sức ở một sân chơi mới lạ”. Còn cầu thủ Diệp Hữu Hùng cho hay: “Tôi hay thi đấu ở các giải bóng đá mini trên sân cỏ nhân tạo, nhưng thi đấu kiểu như bóng đá đường phố thì chưa thử sức lần nào. Nay tỉnh nhà có tổ chức giải, chắc chắn tôi và một số anh em sẽ tham gia cho biết”.

Ngoài tính độc đáo, mới lạ, giải Tiger Street Football 2013 còn thu hút những người chơi bóng đá phong trào bởi giải thưởng khá hấp dẫn. Đội vô địch sẽ được nhận cúp, cờ và tiền thưởng lên đến 45 triệu đồng; đội hạng Nhì được 25 triệu đồng và đội hạng Ba được 15 triệu đồng. Theo kế hoạch, giải chỉ diễn ra trong ngày 12.10.

Sau khi kết thúc giải đấu này, Ban tổ chức sẽ chọn 4 đội bóng đạt kết quả cao nhất tham gia vòng chung kết Tiger Street Football toàn quốc năm 2013, được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào trung tuần tháng 11 tới.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bóng đá mini ăn khách tại Quảng Ninh

Cứ vào sáng sớm hoặc chiều muộn, các sân bóng đá mini lại nhộn nhịp hẳn lên bởi những tiếng hò reo cổ vũ của khán giả. Mặc dù không phải là những giải đấu mang tính chuyên nghiệp, chỉ là những trận bóng được tổ chức từ những nhóm tự phát, nhưng số lượng khán giả trên sân vẫn khá đông, khá hào hứng, sôi nổi…

Anh Trần Việt (phường Hồng Hà, TP Hạ Long) cho biết: “Tôi thường đến chơi bóng với anh em trong đội ở sân Quảng Hưng này vào chiều thứ hai, tư và thứ sáu. Thế nhưng, những ngày khác hầu như chiều nào tôi cũng có mặt ở đây để xem các đội khác giao đấu với nhau. Bởi đây không chỉ là sân chơi để chúng tôi gặp gỡ, giao lưu và học hỏi những kỹ năng chơi bóng tốt, mà còn là nơi để làm quen với nhiều bạn mới”.


Một vài năm trở lại đây, sân bóng đá mini bắt đầu xuất hiện ở thành phố Hạ Long nhằm đáp ứng nhu cầu chơi thể thao ngày càng tăng trong giới trẻ. Nếu cuối năm 2010 trên địa bàn thành phố chỉ có một vài sân bóng mini thì nay đã có thêm khá nhiều, chủ yếu ở các phường Hà Khánh, Hồng Hải, Yết Kiêu...

Sân bóng đá mini thường được làm bằng cỏ nhân tạo có độ bám, chống trơn cao; sân thường có chiều dài 90m và chiều rộng 35m. Mỗi sân bóng thường được chia ra làm hai sân nhỏ, gồm sân 5 người và sân 7 người. Chính vì thế, giá vào chơi ở sân cũng phụ thuộc vào từng loại sân và từng thời điểm khác nhau.

Ông Đặng Hữu Toàn, chủ sân bóng đá mini Quảng Hưng, cho biết: Thời gian gần đây, số lượng các sân bóng mini “xịn” hơn, đẹp hơn mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, sân bóng càng nhiều thì số lượng người chơi cũng theo đó tăng lên chứ không hề giảm. Ông nói: “-Vào những khung giờ “vip” như buổi sáng sớm và buổi chiều, những người không đăng ký theo hợp đồng muốn chơi đều phải đặt trước cách đấy mấy tuần. Vậy mà vẫn chưa chắc được vì những đội thuê sân theo hợp đồng hầu hết là khách quen nên vào những khung giờ “vip” này đều không trống sân...”.

Thường thì các bạn trẻ đến chơi bóng ở các sân mini đều nhóm họp  thành các câu lạc bộ, như CLB gia đình, CLB Sở Công thương, CLB Hòn Gai... Và câu lạc bộ nào cũng đều đầu tư mua sắm đồng phục thi đấu, thậm chí cả băng rôn, khẩu hiệu để cổ vũ trong các trận đấu v.v.. Khi tổ chức thi đấu, nhiều câu lạc bộ còn yêu cầu chủ sân thuê trọng tài là những người vốn từng là huấn luyện viên bóng đá trong ngành thể thao đã nghỉ hưu v.v.. cứ “bài bản” như các câu lạc bộ chuyên nghiệp vậy!

Sân bóng đá mini đang dần trở thành một sân chơi bổ ích, lành mạnh trong đời sống của những bạn trẻ. Đây không chỉ là nơi để họ nâng cao sức khoẻ, giảm căng thẳng và mệt mỏi sau giờ làm việc, học tập mà còn là sân chơi để giao lưu, học hỏi giữa những người trẻ với nhau...

Tag: sân cỏ nhân tạo tphcm, sân cỏ nhân tạo Hà Nội

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Chọn giày phù hợp với đá bóng trong và và sân cát

Đá ở sân trong nhà(futsal) thì thường sử dụng đế IC (Indoor Court). Đế bằng cao su, bệt. Thường thì đá ở sân trong nhà hoặc sân đất thì các bác hay đá bằng IC hoặc TF.
Chọn giày phù hợp với đá bóng trong và và sân cát
Chọn giày phù hợp với đá bóng trong và và sân cát
Những lời khuyên ở trên chỉ là tham khảo. Chọn giày ra sao là lựa chọn của bạn. Tuy nhiên nếu chọn giày đúng thì khả năng chơi bóng sẽ không bị hạn chế cũng như giảm thiểu chấn thương hơn rất nhiều.Tham khảo thêm giày đá sân cỏ nhân tạo và giày đá bóng trên sân cỏ thật

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Cách giảm chấn thương khi chơi trên sân cỏ nhân tạo

Thảm cỏ nhân tạo được biết đến nay bao gồm cỏ nhân tạo, làm bằng nhựa như polypropylene, polyethylene và teflon, được cung cấp trên một lớp hỗ trợ.

Cho biết các lĩnh vực được sử dụng rộng rãi để chơi thể thao bóng như bóng đá và khúc côn cầu, nhưng có một bất lợi nổi tiếng. Khi ai đó rơi xuống trên cỏ nhân tạo và đặc biệt là khi giải quyết trượt trên đó nhiệt độ cao tại địa phương phát triển có thể gây ra những vết thương khó chịu. 


Nói chung, một trong những cố gắng để ngăn chặn tổn thương bằng cách giữ cho bề mặt sân cỏ nhân tạo chính lĩnh vực ẩm ướt bằng phương tiện của các phương tiện cung cấp chất lỏng. Tuy nhiên rất khó để điều chỉnh lượng nước cần thiết và nó thường đòi hỏi rất nhiều nước để giữ cho các lĩnh vực cỏ nhân tạo đầy đủ ướt để tránh những chấn thương nghiêm trọng khi trượt trên lĩnh vực này. Hơn nữa, trong quá trình phun nước lên bề mặt chính lĩnh vực này là để chơi các trò chơi.

Một bất lợi này được biết đến cỏ tổng hợp hệ thống là số lượng hạn chế nước có thể được hấp thụ và lưu trữ trong các cánh cỏ và phù hợp sau đó có thể được phát hành khi chơi trên lĩnh vực này.